Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Chứng nhận hợp quy cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi - 0905727089

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂNCHĂN NUÔI


Kết quả hình ảnh cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
Căn cứ theo QCVN 1 - 77:2011/BNNPTNT, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại bắt buộc phải làm hợp quy cơ sở đủ điều kiện sản xuất.
 Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại phải thực hiện chứng nhận hợp quy (bên thứ 3 thực hiện) về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 1 - 77:2011/BNNPTNT .
Kết quả hình ảnh cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 (TT 55 11/2012 thay thế cho TT 83) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;

Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.

 Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI - 0905727089

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Kết quả hình ảnh cho cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Địa điểm
a) Cơ sở sản xuất phải được bố trí ở những địa điểm không bị ngập lụt, tách biệt và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
b) Không nuôi động vật trong khuôn viên của nhà máy.
2. Thiết kế nhà máy:
b) Từng khu vực phải có đủ diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.
c) Khu vực xử lý nguyên liệu dạng lỏng phải được thiết kế đảm bảo thoát ẩm, thoát mùi, dễ làm sạch và khử trùng.
e) Khu xử lý nhiệt phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt và an toàn.
3. Yêu cầu về nhà xưởng
Vật liệu và kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo an toàn công trình xây dựng và an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể:
a) Tường, trần, nền, sàn, vách ngăn phải làm bằng vật liệu thích hợp dễ vệ sinh.   
b) Sàn nhà xây dựng phải dễ thoát nước.
c) Trần nhà và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế để có thể giảm sự bám bụi và ngưng nước.
d) Cửa sổ, cửa ra vào phải đảm bảo thông thoáng, dễ làm vệ sinh, được thiết kế sao cho có thể hạn chế bụi bám .
4. Thiết bị dụng cụ
Trang thiết bị dụng cụ sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh và bảo dưỡng.
b) Thiết bị máy móc phải được bố trí để có thể vận hành đúng với mục đích sử dụng,
c) Dụng cụ cân đo phải được kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ.
d) Các thiết bị cơ khí, thiết bị sử dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị áp lực phải có quy định bằng văn bản về chế độ vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
5. Khu vực sân bãi và đường đi nội bộ
a) Sân bãi và đường đi phải có mặt bằng đủ rộng thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ.
b) Mặt sân, đường đi phải có độ dốc hợp lý để không đọng nước và thuận tiện cho vệ sinh, khử trùng.
6. Hệ thống kho
a) Diện tích kho phù hợp với yêu cầu sản xuất, thoáng mát, khô ráo đảm bảo thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm.
b) Kho chứa nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải tách riêng và phải cách biệt với chất dễ cháy nổ, các loại hoá chất độc hại và hạn chế sự xâm hại của côn trùng và động vật gặm nhấm.
c) Các loại nguyên liệu phải được bảo quản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để không bị ẩm mốc, mối mọt và hạn chế sự xâm hại của côn trùng và động vật gặm nhấm.
d) Đối với các chất phụ gia, premix và các loại thức ăn bổ sung khác phải được bảoquản trong những điều kiện đáp ứng yêu cầu đối với từng loại.
đ) Đối với thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải được lưu giữ trên các kệ có độ cao phù hợp với mặt nền kho (trừ trường hợp nền kho đã được thiết kế chống ẩm).
e) Định kỳ phun trùng kho để ngăn ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc.
7. Hệ thống cung cấp điện, nước
a) Phải có hệ thống cung cấp điện an toàn theo quy định hiện hành.
b) Phải có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
8. Hệ thống xử lý chất thải
a) Có hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, dễ cải tạo, dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho các vùng xung quanh; Nước thải trước khi đưa vào hệ thống chung phải đạt mức quy định về nước thải công nghiệp.  
b) Chất thải rắn, chất thải nguy hại phải được thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi - 0905727089

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI


1. THÔNG TIN CHUNG:
Các loại thức ăn chăn nuôi phải công bố hợp quy: 
Ngày 26/07/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn về thức ăn chăn nuôi. Theo đó các loại thức ăn chăn nuôi dưới đây phải được công bố hợp quy theo QCVN 01 - 183:2016/BNNPTNT, áp dụng đối với các sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.
2. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ HỢP QUY
Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI
3.1. Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy :
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
c) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
3.2. Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư này;
b) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);
c) Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;
d) Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi 
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 30 ngày (không kể thời gian TEST mẫu).
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM - 0905727089

CHỨNG NHẬN HỢP QUY 

ĐỒ CHƠI TRẺ EM


Kết quả hình ảnh cho đồ chơi trẻ em

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM 
Từ 15/4/2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được bán trên thị trường khi đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành thông tư số 18/2009/TT-BKHCN quy định “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ”.

Theo đó, kể từ ngày 15/4/2010, Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1.  Yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi trẻ em
2.1.1   Yêu cầu về cơ lý
Yêu cầu về cơ lý theo TCVN 6238-1 : 2008 (ISO 8124-1:2000)  An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1 : Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
2.1.2.   Yêu cầu về chống cháy
Yêu cầu về chống cháy theo TCVN 6238-2 : 2008 (ISO 8124-2:2007) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2 : Yêu cầu chống cháy.
2.1.3.   Yêu cầu về hóa học
2.1.3.1. Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại 
Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3 : 2008 (ISO 8124-3:1997) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3 : Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.
2.1.3.2. Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại
2.1.3.2.1.  Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em
Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0 khi thử nghiệm theo ISO 787-9. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ để viết.
2.1.3.2.2.   Formaldehyt  trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi
–  Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg.
–  Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
–  Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.
2.1.3.2.3.   Các amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong bảng dưới đây:
Bảng  – Các amin thơm
Tên hợp chất
Số CAS
Mức quy định, max(mg/kg)
Benzidine
92-87-5
5
2-Naphthylamine
91-59-8
5
4-Chloroaniline
106-47-8
5
3.3'-Dichlorobenzidine
91-94-1
5
3,3'-Dimethoxybenzidine
119-90-4
5
3.3'-Dimethylbenzidine
119-93-7
5
o-Toluidine
95-53-4
5
2-Methoxyaniline  (o-Anisidine)
90-04-0
5
Aniline
62-53-3
5
Quy định này áp dụng đối với các loại vật liệu sản xuất đồ chơi và bộ phận của đồ chơi theo hướng dẫn tại bảng dưới đây: 
Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơi
Vật liệu
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi có thể cầm tay khi chơi.
Gỗ
Giấy
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Vật liệu dệt
Da thuộc
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng.
Gỗ
Giấy
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng.
Vật liệu dệt
Giấy
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định để lại vết.
Tất cả
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi.
Chất lỏng
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993)
Tất cả
Các chất tạo bong bóng khí
Tất cả
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơi
Tất cả

2.1.3.2.4.   Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.2.1; điểm 2.1.3.2.2 và điểm 2.1.3.2.3  của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm  về các hợp chất hữu cơ độc hại khác được quy định tại các văn bản có liên quan.
2.1.4. Yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em dùng điện
Ngoài các yêu cầu quy định tại các điểm 2.1.1, 2.1.2. và 2.1.3. của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.
2.2.  Ghi nhãn
Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa.  
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh - 0905727089

CHỨNGNHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH


1. Chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh
Ngày 28 tháng 10 năm 2015, Bộ Công Thương đã có Thông tư số 36/2015/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinhQCVN 09:2015/BCT
Theo đó từ ngày 01/01/2017, tức ngày Thông tư 36 có hiệu lực thi hành thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, nhập khẩu, phân phối sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy), mang dấu hợp quy (dấu CR) phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Sau khi được chứng nhận tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công Thương và bảo đảm theo đúng nội dung đã công bố.
2. Các loại giấy phải chứng nhận hợp quy?

Theo Quy chuẩn 09:2015/BCT thì các loại giấy sau phải được chứng nhận hơp quy:
 Giấy tissue Là các loại giấy đã được làm nhăn, gồm một hoặc nhiều lớp giấy có định lượng thấp. Giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn dùng cho gia công khăn giấy.
Kết quả hình ảnh cho giấy tissue
Khăn giấy là sản phẩm được làm từ Giấy tissue với các kích thước khác nhau được sử dụng mục đích làm sạch và hút thấm. Khăn giấy có thể dập nổi, có màu trắng hoặc có màu khác hoặc có các hình in trang trí.
Kết quả hình ảnh cho khăn giấy
Giấy vệ sinh Là các sản phầm được làm từ giấy tissue ở dạng cuộn hoặc dạng tờ, có thể có màu trắng hoặc các màu khác hoặc các hình in trang trí. Giấy vệ sinh có tính thấm hút và được sử dụng cho mục đích vệ sinh.
Kết quả hình ảnh cho giấy vệ sinh
3. Hướng dẫn đăng ký chứng nhận?
Việc chứngnhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn cũng giống như chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nó cũng đều là hoạt động đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp bởi một tổ chức chứng nhận, tuy nhiêu với sản phẩm chứng nhận phù hợp quy chuẩn thì nó lại phải được chứng nhận bởi tổ chức được chỉ định tức là tổ chức đó được công nhận của Bộ ban ngành liên quan.
Vậy khi có nhu cầu cần chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu hay sản xuất của doanh nghiệp cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Liên hệ với đơn vị được chỉ định của Bộ Công Thương
- Bước 2: Lựa chọn và liên hệ để được tư vấn, khi cán bộ chuyên trách tư vấn là sẽ đánh giá được đơn vị nắm vững chuyên môn
- Bước 3: Được hướng dẫn các bước, thông báo chi phí chi tiết, rõ ràng
- Bước 4: Tiến hành thực hiện
- Bước 4: Thử nghiệm mẫu
- Bước 5: Sau khi có kết quả thử nghiệm mẫu, tiến hành đánh giá cấp chứng nhận cho sản phẩm
- Bước 6: Đơn vị làm hồ sơ nộp lên cơ quản quản lý để công bố trước khi lưu thông trên thị trường
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao - 0905727089

Chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao





Tấm thạch cao thuộc “Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ” theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD. Như vậy, sản phẩm Tấm thạch cao phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao theo phương thức 5 hoặc phương thức 7
– Phương thức 5:
+ Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001.
+ Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
– Phương thức 7:
+ Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
+ Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.

Quy trình chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao

chứng nhận hợp quy Tấm thạch cao
Công bố hợp quy Tấm thạch cao: theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD.
Trình tự công bố
Bước 1: Đánh giá hợp quy theo QCVN 16:2017/BXD.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng tại Sở xây dựng.
Hồ sơ công bố 
1. Bản công bố hợp quy; 
2. Bản mô tả chung về sản phẩm;
3. Chứng chỉ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.