Trang

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001- 0905 527 089

1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì?
Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS) là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường và quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức.

Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện hành là ISO 14001:2004. Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình PDCA - Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động, cụ thể:
    Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu môi trường;
    Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành;
    Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục; và
    Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem xét, và cải tiến liên tục.
TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới về cách tiếp cận có hệ thống đối với quản lý môi trường.

2. Tại sao hệ thống quản lý môi trường hữu ích?
Hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức của bạn xác định và kiểm soát các tác động môi trường tổ chức gây ra.

3. Hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ gì?
Hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp bạn xác định những thứ tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động này.

4. Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng tại đâu?
Hệ thống quản lý môi trường có thể áp dụng Hệ thống quản lý môi trường cho mọi loại hình tổ chức với các quy mô khác nhau trong Phạm vi mà bạn đã xác định.

5. Khi nào Hệ thống quản lý môi trường có ý nghĩa?
Khi một tổ chức muốn hiểu những tác động đối với môi trường và kiểm soát chúng. Các tác động môi trường thường liên quan tới chất thải và những tiết kiệm có ý nghĩa nhờ cải tiến quản lý.

6. Hệ thống quản lý môi trường đem lại lợi ích cho ai?
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ nâng cao hiệu quả Hoạt động, Sản phẩm và Dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc quản lý nhất quán và giảm thiểu các tác động.
Cộng đồng xung quanh cũng có thể hưởng lợi từ việc giảm thiểu các tác động môi trường, và nhận thấy rằng tổ chức sẽ thực hiện việc ngăn ngừa những tai nạn hoặc các tác động có thể trong tương lai một cách hệ thống.
Lưu ý: Một sự kết hợp giữa Hệ thống quản lý môi trường và việc tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường có thể áp dụng cho tổ chức của bạn. Các quy định pháp lý về môi trường có thể giúp bạn xác định các lĩnh vực liên quan đến các tác động môi trường của tổ chức bạn và vì thế cho biết bạn cần tập trung những nỗ lực quản lý môi trường vào đâu. Ngược lại, Hệ thống quản lý môi trường có thể là một công cụ quản lý và nâng cao sự tuân thủ với các quy định pháp lý về môi trường.
Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu rằng hai vấn đề này là rất khác nhau. Hệ thống quản lý môi trường không đưa thêm bất kỳ một yêu cầu pháp lý nào đối với tổ chức của bạn, cũng như không có nghĩa là Hệ thống quản lý môi trường lúc nào cũng phải tuân thủ 100% để góp thêm ích lợi cho tổ chức của bạn.
Một vài quy định pháp lý tập trung vào các hoạt động báo cáo mà không đưa ra hướng dẫn cách thức bạn có thể nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. Bản đồ sinh thái đưa ra hướng dẫn bằng cách giúp bạn xác định các vấn đề cụ thể đối với các hoạt động tồn tại ở đâu. Khi đã xác định được các vấn đề và các cơ hội cải tiến ở đâu, bạn nên kiểm tra chéo với các vấn đề pháp định.

Quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng -0905 527 089

Quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng
Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy
Phương pháp phân tích mẫu kính để phục vụ chứng nhận hợp quy
TCVN 7218: 2002, Kính tấm xây dựng – Kính nổi – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7219: 2002, Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử
TCVN 7364: 2004, Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
TCVN 7368: 2013, Kính xây dựng – Kính dán an toàn nhiều lớp – Phương pháp thử độ bền va đập
TCVN 7455: 2013, Kính xây dựng – Kính phẳng tôi nhiệt
TCVN 7456: 2004, Kính xây dựng – Kính cốt lưới thép
TCVN 7527: 2005, Kính xây dựng – Kính cán vân hoa
TCVN 7528: 2005, Kính xây dựng – Kính phủ phản quang
TCVN 7736: 2007, Kính xây dựng – Kính kéo
TCVN 8261: 2009, Kính xây dựng – Phương pháp thử. Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm
TCVN 9808: 2013, Kính xây dựng – Kính phủ bức xạ thấp
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí xin liên hệ
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng - 0903 516 929

Quy trình chứng nhận hợp quy kính xây dựng
Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy
Phương pháp phân tích mẫu kính để phục vụ chứng nhận hợp quy
TCVN 7218: 2002, Kính tấm xây dựng – Kính nổi – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7219: 2002, Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử
TCVN 7364: 2004, Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
TCVN 7368: 2013, Kính xây dựng – Kính dán an toàn nhiều lớp – Phương pháp thử độ bền va đập
TCVN 7455: 2013, Kính xây dựng – Kính phẳng tôi nhiệt
TCVN 7456: 2004, Kính xây dựng – Kính cốt lưới thép
TCVN 7527: 2005, Kính xây dựng – Kính cán vân hoa
TCVN 7528: 2005, Kính xây dựng – Kính phủ phản quang
TCVN 7736: 2007, Kính xây dựng – Kính kéo
TCVN 8261: 2009, Kính xây dựng – Phương pháp thử. Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm
TCVN 9808: 2013, Kính xây dựng – Kính phủ bức xạ thấp
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ và tư vấn miễn phí xin liên hệ
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Ms Ngọc Diệp 0903 516 929

Chứng nhận hợp quy sản phẩm- 0905 527 089

QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng. Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm.
VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING – Đơn vị chứng nhận hợp quy sản phẩm Vật liệu xây dựng (bao gồm 10 nhóm sản phẩm thuộc QCVN 16;2014/BXD) theo cấp phép của Bộ Xây dựng (Quyết định cấp phép số 1394/QĐ-BXD ngày 07/12/2015).
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành như sau:
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011
– Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
– Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 – Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ). Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan.
Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
——————————————————————————–
VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING
SDT – 0905.527.089

VietGAP – Quy phạm thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt- 0905 527 089

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới Quý Khách hàng lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
VietCert Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến Quý Đơn vị dịch vụ chứng nhận VIETGAP.
An toàn thực phẩm phụ thuộc vào tính chất khép kín ở từng công đoạn trong chuỗi cung ứng thị trường, ở đó các sản phẩm hợp vệ sinh được chuyển qua công đoạn kế tiếp, bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy hại có trong thực phẩm. Tuy nhiên, tính an toàn của sản phẩm sau cùng phụ thuộc vào điểm yếu nhất trong chuỗi thị trường. Đầu tiên, thức ăn chăn nuôi không được chứa chất phụ gia có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Ở công đoạn thứ hai (tại trang trại), vật nuôi cần được bảo vệ bằng cách tiêm hoặc dùng thuốc thú y để tránh nguy cơ an toàn thực phẩm và không có tồn dư hóa chất trước khi vào các lò giết mổ. Công đoạn thứ ba phải đảm bảo rằng vật nuôi và các sản phẩm từ vật nuôi sẽ được vận chuyển như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng khỏi nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Ở công đoạn thứ tư (chế biến) khi vật nuôi trở thành thực phẩm (như thịt), hoặc sản phẩm động vật được chế biến thành thực phẩm (như sữa), quy trình chế biến phải được thực hiện trong điều kiện hợp vệ sinh. Trong suốt công đoạn thứ năm (thị trường), thực phẩm phải được thao tác đúng cách và không được đặt trong các môi trường thiếu sự kiểm soát. Cuối cùng, người cung cấp / người tiêu dùng phải hiểu biết cách thức thao tác thực phẩm một cách an toàn
Áp dụng VietGAP trong chăn nuôi là sự lựa chọn thông minh của các nhà sản xuất nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất chăn nuôi, chế biến và xử lý sau chế biến.
1) Căn cứ chứng nhận sản phẩm chăn nuôi phù hợp VietGAP
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010
2) Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận VietGAP
Cục chăn nuôi chỉ định vietcert là tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vưc chăn nuôi
——————————————————————————
Vietcert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
SĐT: 0905 527 089

HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN VÔ CƠ- 0905 527 089

1. Hồ sơ đề nghị cấp phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đBản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
          h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ);
2. Trình tự cấp phép
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
b) Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơThời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này;

c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation for Standardisation) ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung.
ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001 (hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ra đời đúng thời điểm đáp ứng được các thay đổi to lớn về công nghệ, đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu. Phiên bản này sẽ trở thành tiêu chuẩn hiệu lực, dễ sử dụng và chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng.
Có thể nói, việc chấp nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là một quyết định chiến lược của tổ chức để có thể cải tiến kết quả hoạt động tổng thể và cung cấp một nền tảng vững chắc cho các sáng kiến phát triển bền vững.
Những lợi ích tiềm năng để tổ chức triển khai một hệ thống quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 này là khả năng để luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu khách hàng, yêu cầu luật định và chế định thích hợp; tạo điều kiện cho các cơ hội nâng cao sự hài lòng của khách hàn. Giải quyết các rủi ro và cơ hội kết hợp với bối cảnh và mục tiêu của tổ chức; khả năng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng cụ thể.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 có thể được sử dụng bởi các bên nội bộ và bên ngoài.